Theo Thông báo trước
đây của
Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện (Đại Học Ngân Hàng TPHCM) tổ chức cuộc thi viết
chủ đề
“Cảm nhận về Sách”, nay TTTT-TV đưa lên website một số bài dự thi
tiêu biểu.
Việc bài viết được đăng trên website chỉ mang
tính chất giới thiệu và tham khảo cho mọi người cùng đọc, chia sẻ cảm nhận. Đây
chưa phải là bài đoạt giải trong cuộc thi viết với chủ đề
“Cảm nhận về Sách”.
BÀI
VIẾT THAM DỰ CUỘC THI CẢM NHẬN VỀ SÁCH:
ĐỨC PHẬT, NÀNG SAVITRI VÀ TÔI
TÁC GIẢ: Nguyễn Thị Ngọc Ly
Trường Đại học Văn Lang
Ngành Quản Trị Kinh Doanh
“Một cô gái, được tôn là Nữ Thần Đồng Trinh, sau khi giải nghệ trở thành hướng dẫn viên du lịch, đồng thời là người kể chuyện dân gian…
Một cô công chuá Ấn Độ cổ đại, bị truy nã, phải chạy trốn qua nhiều vương quốc, trên khắp tiểu lục địa. cuộc chay trốn này kéo dài hơn bốn mươi năm cùng với tình yêu suốt đời dành cho vị hoàng tử sau này là Đức Phật.”.
Đức Phật, Nàng Savitri và Tôi, không phải là cuốn tiểu thuyết chỉ để đọc bằng mắt, mà bao trùm hơn cả là sự tinh tế nơi tâm hồn, sự nhạy cảm của con tim, thư thai trong ánh sáng thánh thiện của Đức Phật.
Trong Đức Phật, có thể nói chữ” nhẫn” luôn được đặt lên hàng đầu. Hồ Anh Thái cũng đã nhiều lần muốn xếp bút, nhưng chính nhờ sự khích lệ bền bỉ của hai học giả về Phật giáo cùng với những tiếp thu từ các cuộc đàm đạo, đã khơi dậy và tạo niềm cảm hứng để tác giả hoàn thành cuốn tiểu thyết này.
Đức Phật hiện dần trên những trang sách của Hồ Anh Thái, tôi ngỡ ngàng nhận ra hình ảnh một Đức Phật giản dị và gần gũi, Đức Phật đã không còn là huyền thoại như mọi người thường nhắc đến, đấy không phải là Người- ta khó chạm đến- Người không ở trên những tầng cao vút ở trên kia nữa, Người gần gũi, ngay ở đây thôi- ngay trong tim ta, Người- chính là hình ảnh một Đức Phật lịch sử.
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca được tái hiện với nhiều chi tiết ít được biết đến.
Hoàng tử Siddhattha, nhạy cảm với những biến chuyển của cuộc đời trần thế.
Chàng nhìn thấy một ông già lưng còng, gương mặt nhăn nheo, mái tóc bạc trắng. Hoàng tử liền hỏi Channa, người đánh xe ngựa xem kẻ kia là ai? “ Có gì lạ đâu thưa hoàng tử, đó là một ông già”
“Già ư? Lúc nào ông ta cũng già như vậy sao?” “ Không đâu thưa hoàng tử, xưa kia ông ta cũng trẻ trung, khỏe mạnh như mọi người…”
“Chỉ một mình ông ta chịu đau khổ, phải già như vậy sao?
“Không phải vậy đâu thưa hoàng tử. Một ngày nào đó, hết thảy mọi người sẽ trở nên giống như ông già kia”
Những lời này làm bàng hoàng vị hoàng tử hiền lành và nhạy cảm, hoàng tử run lên vì xúc động. Hoàng tử muốn trở thành du sĩ khất thực, lúc ấy chàng 29 tuổi.
Công chúa Savitri được mô tả như một biểu trưng của tình yêu- một tình yêu vuông tròn, nồng nàn, tha thiết và có khi là dại cuồng.
Công chúa Savitri
suốt một cuộc đời nàng chỉ yêu, chỉ chờ đợi, chỉ tìm kiếm một hình bóng, đó là hoàng tử :“không phải giáo pháp của chàng luôn ở bên thiếp, trái lại thiếp sẽ luôn ở bên chàng…”
Nhưng nàng đâu biết rằng khoảng cách giữa đạo và đời là hai đường thẳng song song, con đường từ đời trở về đạo là rất mong manh, nhưng để đến được với đạo là cả một quá trình gian nan, khổ ải.
Trái tim của Công chúa chỉ hướng về Hoàng tử, còn ngược lại Siddhattha chỉ tôn thờ và muốn hợp nhất cái tôi của mình hòa hợp với Phật giáo.
Hoàng tử đã trở thành Đức Phật:”
ta không còn là Siddhattha nữa. Cả thế gian đang mê muội say ngủ. Nhưng người nào phát hiện ra chân lý, người ấy xem như bừng tỉnh dậy. Giờ thì ta đã tỉnh thức, đã tìm ra chân lý. Tất cả những ai tỉnh thức, đã giác ngộ, đều được gọi là Buddha. Ta là Phật, là Người Giác Ngộ.”
Buddha đi khắp nơi để giảng giải và truyền bá về Phật, Phật giáo là tâm điểm và là ngọn nguồn của ánh sáng. Trong mỗi chúng ta đều tiềm ẩn ánh sáng thánh thiện, cần được thắp sáng bởi Đức Phật.
Phật giảng rằng có bốn chân lý diệu kỳ:
“
Thứ nhất là chân lý về nỗi đau khổ. Cuộc đời chất chứa đầy nổi khổ đau. Tuổi già, khổ đau…ngay cả khi tìm được lạc thú, thì liền sau đó con người cũng cảm thấy mệt mỏi vì chính lạc thú ấy. ở đó không có chỗ cho sự thõa mãn và an lạc.
Thứ hai là chân lý về nguyên nhân của đau khổ. Khi con người chất nặng lòng tham và sự thèm muốn, thì con người chỉ nhận được nỗi khổ mà thôi. Ở đó sẽ có mặt sự bất mãn, ân hận và mê muội đến bất hạnh. Ví như một nhà giàu lẩn quẩn với của cải thì tính lẩn quẩn chẳng đem lại cho anh ta điều gì, ngoại trừ nỗi bất hạnh.
Thứ ba là chân lý về chấm dứt nỗi khổ. Khi ta trừ diệt được ham muốn và dục vọng, thì nỗi khổ đau cũng chấm dứt. Ta sẽ được an lạc và hạnh phúc.
Cuối cùng là chân lý về con đường. Con đường này là Chính Đạo, sẽ dẫn đến nơi chấm dứt mọi đau khổ. Nếu như ta tránh làm tổn hại đến mọi sinh linh, nếu như ta lắng suy tâm tư cảm xúc, nếu mài sắc trí tuệ và tiếp thu tri thức thực sự, thì mỗi chúng ta sẽ đạt được hạnh phúc trọn vẹn, nơi chấm dứt mọi khổ ải.
Đối với con người ở trần thế, họ nghĩ rằng: “chính con người mới không biết yêu thương đồng loại, cái gì sắc hơn lưỡi dao hủy diệt? Đó là lòng ghen ghét đố kỵ và sự độc ác của người đời.
Có gì mạnh hơn sức mạnh cơ bắp, hơn cả cuồng phong bão lũ? Đó là sự thành kiến và sự kỳ thị đẩy con người ra xa con người.
Nhưng với Đức Phật, Người giảng rằng:
“Có gì sắc hơn lưỡi rìu mài chém đá
Thưa Guru, đó là
tri thức.
Gì mạnh hơn sức mạnh cơ bắp.
Là nhân tâm, thưa Guru.
Gì mạnh hơn thần gió Vayu?
Tư tưởng
Cái gì tưới mát đồng ruộng và làm cây xanh là hơn thần biển Varuna làm mưa?
Công sức con người.
Dao có thể giết chết người hay không?
Dao giết chết được thể xác, sự tăm tối, ngu dốt mới diết chết con người, ngay cả khi người đó đang tận hưởng vinh quang.
Có gì rộng lớn hơn cả cõi đời này không? Đi mới thấy không biết đâu là tận cùng, đi mới thấy còn xa mới đến đỉnh. Đó là
sự học, thưa Guru.”
Những bậc giác ngộ như Phật, khi ở trên đời, người đời gọi là những người viếng thăm thế gian này. Tám mươi năm Phật đã viếng thăm cuộc đời trần thế. Những nơi mà Đức Phật đi qua, dấu chân Người được ghi dấu mãi, ánh sáng mà Người soi rọi, được thắp sáng muôn đời.
Tôi đọc “Đức Phật, Nàng Savitri và Tôi” trong suốt một tháng trời, vừa đọc, vừa chiêm nghiệm, cứ thế từng con chữ trong tiểu thuyết cứ ôm trọn lấy tôi. Tác phẩm đưa tôi đến những kì bí về nền văn hóa Ấn Độ- nơi khai sáng nền Phật giáo. Được tắm mình trong dòng suối nguồn tinh khiết của Phật giáo mới thấy hết những thâm thúy mà Đức Phật mang lại. Những dục vọng, những mưu mô, toan tính như vỡ ra từng mảnh. Đức Phật không mang đến cho ta những giáo điều thuần túy, Đức Phật là nơi cư ngụ của những linh hồn muốn được thắp sáng.
...
“Có gì rộng lớn hơn cả cõi đời này không? Đi mới thấy không biết đâu là tận cùng, đi mới thấy còn xa mới đến đỉnh. Đó là
sự học, thưa Guru.”
...
Tôi sẽ không khuyên bạn sẽ đọc tiểu thuyết này, tôi chờ đợi bạn đến và khám phá với tôi, chia sẻ với tôi khi con tim bạn đã sẵn sàng mở rộng và đón nhận những hỉ nộ ái ố của đời. Tôi yêu Phật giáo, tôi yêu” Đức Phật, Nàng Savitri và tôi” như yêu những món ăn tinh thần quý giá của người dân Việt Nam, rất đáng được trân trọng, giữ gìn và phát triển.
Xin được phép mượn lời của Giăng Pôn để kết thúc đôi dòng cảm nhận về tiểu thuyết:” Đức Phật, Nàng Savitri và Tôi”:
“Cuộc sống như một cuốn sách. Kẻ điên rồ giở qua nhanh chóng. Người khôn ngoan vừa đọc vừa suy nghĩ vì biết rằng mình chỉ đọc được nó một lần.”.